Tin tức & Sự kiện » Tin Trong Huyện
HĐND huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2016 – 2021 tổ chức Kỳ họp thứ Tám (bất thường)
Vào lúc 08 giờ 30 phút ngày 03/8/2018, tại Hội trường HĐND và UBND huyện, số 28 đường Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo, HĐND huyện đã tiến hành Kỳ họp thứ Tám (bất thường) để xem xét, thảo luận, thông qua 03 Tờ trình do UBND huyện trình kỳ họp HĐND huyện. Tham dự kỳ họp có ông Nguyễn Hoàng Tùng - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; ông Lê Văn Đức – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; ông Lê Văn Phong - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; ông Nguyễn Tấn Hóa – HUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện. dự kỳ họp có 25/28 vị đại biểu HĐND huyện, 07/09 Uỷ viên UBND không phải là Đại biểu HĐND huyện và 24 vị khách mời là Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội và Trưởng Ban điều hành 10 khu dân cư trên địa bàn huyện.
 

Tại kỳ họp các vị đại biểu HĐND huyện, các đại biểu tham dự kỳ họp đã tham gia nhiều ý kiến thảo luận, tranh luận một cách hết sức trách nhiệm, thẳng thắn, xây dựng và thống nhất kết luận về 3 nội dung mà UBND huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện như sau:
Về danh mục 3 đơn vị sự nghiệp công lập dự kiến thực hiện cổ phần hóa: 
Đối với đề xuất của UBND huyện về danh mục 03 đơn vị sự nghiệp công lập dự kiến thực hiện cổ phần hoá trong giai đoạn 2018-2021, là BQL Công trình Công cộng, BQL Cảng Bến Đầm và Trạm Cung Cấp Nước. Đây là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần để tái cơ cấu nền kinh tế và ngân sách Nhà nước nên địa phương phải thực hiện. Tuy không có thẩm quyền ban hành Nghị quyết về nội dung này nhưng HĐND huyện nhất trí với đề xuất của UBND huyện về 3 đơn vị sự nghiệp trên thuộc danh mục cỗ phần hoá trong giai đoạn 2018-2021, để UBND huyện hoàn chỉnh hồ sơ trình Tỉnh báo cáo Chính phủ.
Tuy nhiên, do đặc thù là huyện đảo cách xa đất liền, các dịch vụ của 3 đơn vị này có liên quan, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Vì vậy, việc cổ phần hoá cần được xem xét kỹ với lộ trình thực hiện phù hợp, đảm bảo cho các đơn vị sự nghiệp khi cỗ phần hoá có thể tự hoạt động, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, không trở thành gánh nặng về an sinh xã hội cho địa phương.
Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Côn Đảo đến năm 2020: 
Sau thảo luận, tranh luận tại kỳ họp, HĐND huyện thống nhất ban hành nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Côn Đảo đến năm 2020 do UBND huyện trình kỳ họp, đồng thời lưu ý UBND huyện quan tâm thực hiện có hiệu quả năm giải pháp:
Một là, UBND huyện tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Côn Đảo đến năm 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu cần phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện báo cáo Thường trực HĐND để trình HĐND huyện thông qua trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh bổ sung.
Hai là, UBND huyện khẩn trương triển khai xác định toạ độ và cắm mốc ranh giới diện tích rừng phòng hộ trên thực địa. Đôn đốc sớm thực hiện việc xác định toạ độ và cắm mốc ranh giới đất di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Côn Đảo; Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người sử dụng đất nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Ba là, UBND huyện quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với những trường hợp không có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích theo quy định của luật đất đai.
Bốn là, chỉ đạo sớm hoàn chỉnh việc lập Kế hoạch sử dụng đất năm đầu kỳ điều chỉnh theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 2052/STNMT-CCQLĐĐ ngày 26/4/2018.
Về thực hiện thí điểm chủ trương “Cha mẹ học sinh đóng góp một phần để chi trả hợp đồng thuê giáo viên trực tiếp giảng dạy, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non năm học 2018 – 2019 khi thiếu hụt số lượng người làm việc tối thiểu do số trẻ đến trường tăng”: 
Qua thảo luận, HĐND huyện nhận định, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn để thực hiện vấn đề này. Tuy nhiên, trước khó khăn của huyện do số lượng trẻ mầm non có nhu cầu đến trường ngày càng tăng, thực trạng của địa phương không cơ sở mầm non ngoài công lâp, các hộ gia đình phần lớn là chỉ có một hai thế hệ, không có người ở nhà trông giữ các cháu để cha mẹ đi làm việc nếu không được đến trường. Hơn nữa, việc đầu tư xây dựng thêm 2 điểm trường và trường mầm non công lập dù được tỉnh phê duyệt kế hoạch nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện được, biên chế giáo viên của hai trường mầm non hiện hữu chưa được phê duyệt bổ sung. 
Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho ngành giáo dục, đảm bảo chất lượng dạy và học ở 2 trường mầm non của huyện, đồng thời thể hiện sự quan tâm, chung sức của toàn dân, toàn xã hội đối với ngành giáo dục và sự ổn định an sinh xã hội trên địa bàn, HĐND huyện thống nhất là cần phải ban hành nghị quyết cho thực hiện thí điểm chủ trương này trước ngày tựu trường năm học 2018-2019, trong khi chờ cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn này cho địa phương. Đồng thời, do đây là vấn đề mới của địa phương, chưa có hướng dẫn của cấp trên nên HĐND huyện lưu ý UBND huyện trong quá trình thực hiện thí điểm chủ trương này, quan tâm chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ bốn nội dung sau:
Một là, phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, tiết kiệm trong thu, chi tài chính theo đúng các quy định hiện hành và đạt được sự đồng thuận, tự nguyện của đại đa số người dân, cha mẹ học sinh trong diện tuổi. Bên cạnh đó, việc tăng số lượng trẻ mầm non đến trường trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa cơ sở vật chất của hai trường mầm non công lập hiện hữu nhưng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng giảng dạy, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non;
Hai là, tổng số giáo viên, nhân viên cấp dưỡng cần thiết phải hợp đồng tăng thêm phải căn cứ theo đúng quy định của Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của liên Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bộ Nội vụ ngày 16 tháng 3 năm 2015 quy định về vị trí khung việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và chế độ hợp đồng lao động theo quy định hiện hành;
Ba là, UBND huyện tích cực đề nghị, đôn đốc các Sở ngành và UBND tỉnh sớm xem xét giải quyết bổ sung biên chế giáo viên, chỉ tiêu hợp đồng lao động nhân viên tăng thêm do tăng số lượng trẻ đến trường hoặc bổ sung ngân sách để chi trả cho hợp đồng lao động số đối tượng này; Khẩn trương triển khai, sớm đưa vào sử dụng hai dự án Điểm trường mầm non Bến Đầm, Trường mầm non tại Khu dân cư số 9; đồng thời lập và trình phê duyệt Đề án thành lập hai cơ sở mầm non công lập này nhằm khắc phục những khó khăn, bức xúc của ngành học mầm non trên địa bàn.
Bốn là, trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương thí điểm này, nếu có khó khăn, vướng mắc UBND huyện kịp thời báo cáo với Thường trực HĐND, HĐND huyện để điều chỉnh cho phù hợp.
Ngay sau khi kết thúc kỳ họp, Thường trực HĐND huyện đã ban hành 2 nghị quyết của kỳ họp và thông báo kết quả Kỳ họp thứ Tám (bất thường) của HĐND huyện khóa XI đến UBND huyện và các cơ quan chức năng liên quan, cử tri trên địa bàn huyện để biết, triển khai và giám sát việc thực hiện./.
 
Tìm kiếm
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:1
số người truy cậpHôm qua:154
số người truy cậpTuần này:515
số người truy cậpTháng này:1566
số người truy cậpTất cả:348243
số người truy cậpĐang trực tuyến:1