Tin tức & Sự kiện » Tin Trong Huyện
Ban Pháp chế HĐND huyện giám sát công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa
Ngày 06/10/2017, Ban Pháp chế HĐND huyện đã tiến hành giám sát đối với Ban An toàn giao thông huyện và các đơn vị: Đồn Biên phòng Côn Đảo, Công an huyện, Đội Thanh tra giao thông huyện, Ban Quản lý cảng Bến Đầm theo Kế hoạch số 34/KH-BPC ngày 08/9/2017 của Ban Pháp chế về giám sát công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa trong 03 tháng cuối năm 2016 và 09 tháng đầu năm 2017. Qua giám sát, các thành viên đoàn giám sát cho rằng công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập. Đây thuộc về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong tham mưu cho UBND huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực này.
Căn cứ Điều 77, Điều 80 - Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Điều 108, Điều 109 - Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, nhằm khắc phục kịp thời những tồn tại, bất cập, đảm bảo trật tự - an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và trật tự mỹ quan đô thị, trong khi chờ đoàn giám sát có kết luận chính thức, Ban Pháp chế đã có văn bản đề nghị UBND huyện chỉ đạo Ban An toàn giao thông huyện và các cơ quan đơn vị liên quan như Đồn Biên phòng, Công an huyện, Ban quản lý cảng Bến Đầm, Đội Thanh tra giao thông khẩn trương tham mưu cho UBND huyện triển khai một số biện pháp quản lý nhà nước về an toàn giao thông trên địa bàn huyện như sau:
UBND huyện khẩn trương triển khai các đề nghị của Ban Pháp chế liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ tại Thông báo số 17/TB-BPC ngày 07/10/2016 về kết quả giám sát về công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính 09 tháng đầu năm 2016 đối với Đội Thanh tra giao thông và một số cơ quan trực thuộc UBND huyện và tại Mục III, điểm 2 - Thông báo số 25/TB-BPC ngày 31/7/2017 của Ban Pháp chế về kết quả giám sát công tác phòng chống tội phạm; công tác tạm giữ tạm giam 03 tháng cuối năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017. Đến nay (06/10/2017), sau tròn 01 năm kể từ khi Ban Pháp chế có Thông báo kết quả giám sát và kiến nghị, UBND huyện chưa triển khai trên thực địa cũng như có thông tin phản hồi về các đề nghị của Ban Pháp chế về công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
UBND huyện chỉ đạo Ban An toàn giao thông huyện duy trì lại hoạt động để làm tốt công tác tham mưu chỉ đạo xử lý các bất cập trong giao thông đường bộ, đường thủy hiện nay. Cần phải duy trì chế độ họp Ban để bàn bạc đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng lấn chiếm vĩa hè, lòng, lề đường; giải pháp xử lý các phương tiện thủy nội địa không đảm bảo điều kiện nhưng vẫn hoạt động. Vấn đề quan trọng là phải đảm bảo các kế hoạch về an toàn giao thông đường bộ, đường thủy với các giải pháp xử lý trước khi trình UBND huyện ký ban hành phải được thông qua tập thể Ban, có bàn bạc thống nhất, phân công nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ, dự báo được các tình huống phát sinh, rút kinh nghiệm việc tham mưu nữa vời, chưa chú ý phân công phối hợp, hiệp đồng, đùn đẩy trách nhiệm như đã tham mưu triển khai kế hoạch 222/KH-UBND ngày 06/7/2017 về công tác giải tỏa, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vĩa hè, lòng, lề đường trên địa bàn huyện, dẫn đến làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước của địa phương trong lĩnh vực này, càng triển khai thì lấn chiếm lòng, lề đường càng tiếp diễn.
Để duy trì trật tự giao thông, chấp hành Luật Giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, UBND huyện khẩn trương chỉ đạo thay thế toàn bộ hệ thống biển báo giao thông đường bộ không còn phù hợp, mâu thuẫn để người tham gia giao thông biết thực hiện và làm cơ sở để xử phạt vi phạm an toàn giao thông. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác giải tỏa, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vĩa hè, lòng, lề đường trên địa bàn huyện một cách triệt để nhất là tuyến đường Tôn Đức Thắng, Võ Thị Sáu, khu vực Chợ Côn Đảo và Chợ tạm Việc triển khai vấn đề này cần bàn bạc, hiệp đồng, phân công chặt chẽ, dự báo tình huống phát sinh và xử lý trên thực địa; nghiên cứu giải quyết căn cơ vấn đề mất trật tự lấn chiếm vĩa hè, khu vực Chợ tạm để đảm bảo mỹ quan đô thị.
Theo báo cáo thì hiện nay Đội Thanh tra giao thông đã chuyển về trực thuộc Thanh tra giao thông tỉnh BR-VT, không chịu sự quản lý chỉ đạo của UBND huyện; mọi vấn đề hoạt động của Đội tại địa bàn huyện phải do Thanh tra giao thông tỉnh phân công, do đó muốn Đội Thanh tra giao thông huyện thực hiện nhiệm vụ của huyện thì cơ quan quản lý nhà nước của huyện phải có kế hoạch phối hợp gửi Thanh tra giao thông tỉnh. Mặt khác, việc thực hiện nhiệm vụ của Đội Thanh tra giao thông trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ hiện nay, do hệ thống biển báo trên địa bàn huyện không hoàn thiện, không có biển báo tải trọng, tốc độ, cấm bán hàng rong… nên rất khó xử phạt; hơn nữa, Đội Thanh tra giao thông huyện chỉ phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện với tư cách là 01 thành viên của Đoàn để xử phạt nhưng trong thời gian qua không có kế hoạch phối hợp gửi Thanh tra giao thông tỉnh và huyện nên chưa triển khai được. UBND huyện cần sớm phối hợp với Thanh tra giao thông tỉnh, có biện pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đội Thanh tra giao thông huyện trên địa bàn.
Về lĩnh vực giao thông đường thủy, đề nghị UBND huyện có biện pháp chỉ đạo quản lý chặt chẽ đối với 120 phương tiện giao thông đường thủy không đủ điều kiện hoạt động tham gia trên tuyến đường thủy nội địa của huyện; có biện pháp kiểm tra xuất, nhập bến thủy nội địa, tuần tra kiểm soát trên tuyến thủy nội địa. Kiên quyết không để 120 phương tiện giao thông đường thủy không đủ điều kiện tiếp tục hoạt động trái pháp luật trên đường thủy nội địa; chỉ đạo xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật này.
UBND huyện sớm chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng tự đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện giao thông đường thủy nội địa không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Đảm bảo các phương tiện thủy nội địa hoạt động phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với người lái phương tiện thủy nội địa, đảm bảo người lái phương tiện phải từ 18 tuổi trở lên, có chứng nhận đủ sức khỏe của cơ quan y tế, biết bơi và có chứng chỉ lái phương tiện. Khẩn trương hoàn tất dự án báo hiệu đường thủy nội địa giai đoạn 2; khai thác, quản lý, sử dụng tốt hệ thống phao, biển báo, đèn hiệu, thiết bị phụ trợ hướng dẫn giao thông trên đường thủy nội địa và kết cấu hệ hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đã được đầu tư.
Bên cạnh đó, Ban Pháp chế đề nghị UBND huyện quan tâm, chú trọng công tác hiệp đồng, phối hợp, tuần tra kiểm soát, xử phạt vi phạm trên tuyến thủy nội địa, cần có kế hoạch, lịch trình phân công cụ thể, thường xuyên, tránh đùn đẩy né tránh trách nhiệm giữa các cơ quan phối hợp. Quan tâm, chú trọng công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ giao thông trên tuyến đường thủy nội địa; sẵn sằng về nhân lực, vật lực, phương tiên để cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố xảy ra.
 
Tìm kiếm
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:68
số người truy cậpHôm qua:192
số người truy cậpTuần này:641
số người truy cậpTháng này:2118
số người truy cậpTất cả:344653
số người truy cậpĐang trực tuyến:7